Điều kiện mở văn phòng công chứng

Thành lập văn phòng công chứng các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện được quy định theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên và do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Điều kiện mở văn phòng công chứng

Việc mở văn phòng công chứng được quy định theo luật công chứng 2006 và hướng dẫn cụ thể theo nghị định 04/2013/NĐ – CP như sau:

Tại điều 26, luật công chứng 2006:

“1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng là trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Chính phủ quy định con dấu của văn phòng công chứng”.

Lưu ý: Tiêu chuẩn trở thành công chức viên được quy định tại điều 13, luật công chứng 2006 như sau:

“1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với tổ quốc, tuân thủ hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:

a) Có bằng cử nhân luật;

b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;

c) Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;

d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;

đ) Có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng.

2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật.”

Tại khoản 1, điều 7, nghị định 04/2013/NĐ – CP:

“Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng phải tuân theo quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được thủ tướng chính phủ phê duyệt”.

Như vậy, để thành lập phòng công chứng bạn phải là công chứng viên và phải tuân theo quy định hành nghề công chứng được chính phủ phê duyệt.

Nếu bạn không phải là công chứng viên thì không được đứng tên thành lập văn phòng công chứng. Nhưng bạn có thể tham gia là thành viên góp vốn nếu văn phòng công chứng được thành lập với loại hình công ty hợp danh (từ 2 công chức viên trở lên).

Mở văn phòng công chứng

Mở văn phòng công chứng

Thủ tục thành lập văn phòng công chứng

Tại điều 27, luật công chứng 2006 quy định:

“1. Công chứng viên thành lập văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng gửi uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng;

b) Đề án thành lập văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

c) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại sở tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

4. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, nếu văn phòng công chứng không hoạt động hoặc trong trường hợp văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ ba tháng trở lên thì sở tư pháp thu hồi giấy đăng ký hoạt động.

5. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng công chứng không đăng ký hoạt động hoặc trong trường hợp văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng”.

Mở văn phòng công chứng vốn điều lệ có khác với công ty không?

Theo khoản 1, điều 26, luật công chứng 2006 cho biết:

“Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.”.

Theo điều 4, khoản 29 luật doanh nghiệp 2014 quy định vốn điều lệ như sau:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.

Theo đó, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc hợp danh, theo quy định luật doanh nghiệp 2014 thì vốn điều lệ là tổn giá trị của các thành viên góp vốn khi thành lập công ty có loại hình công ty hợp danh. Vì vậy vốn điều lệ khi mở văn phòng công chứng không có gì khác so với vốn điều lệ khi thành lập công ty.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm quy định góp vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp TẠI ĐÂY.

Mặc dù mở văn phòng công chứng có điều kiện và quy định riêng, nhưng về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng và vốn điều lệ thành lập công ty không có gì khác nhau. Qua bài viết bạn có thể hiểu rõ về quy định điều kiện, quy trình và vốn điều lệ khi mở văn phòng công chứng chi tiết nhất.

The post Điều kiện mở văn phòng công chứng appeared first on Game Online Miễn Phí.



Nguồn : Điều kiện mở văn phòng công chứng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Review manga Build king

Game Bán đồ Halloween

Review webtoon Mystical: Tình yêu như một giấc mộng hè