Đại dịch Covid – 19 liệu có gây khủng hoảng kinh tế năm 2020?
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng thời gian nghỉ tết Nguyên đán Canh Tý, cùng tác động của dịch Covid 19, hoạt động nền kinh tế bị giảm sút. Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/2/2020 ước tính đạt 214,2 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% dự toán năm.
Trong đó, thu nội địa đạt 179,8 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2%, thu từ dầu thô 8,6 nghìn tỷ đồng, bằng 24,3%, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 25,9 nghìn tỷ đồng, bằng 12,4%. Theo đó, tình hình kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống và bị ảnh hưởng một phần từ đại dịch Covid – 19.
Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là giai đoạn suy thoái kinh tế trong chu kỳ phát triển kinh doanh. Đó là sự tụt giảm hoạt động kinh tế kéo dài trong nhiều tháng trên cả nước.
Sự tụt giảm kinh tế được đo lường trên 5 dấu hiệu chỉ báo: Thu nhập thực tế GDP tỷ lệ thất nghiệp, doanh số và sản xuất công nghiệp. Với các dấu hiệu khủng hoảng kinh tế như hàng loạt các doanh nghiệp phá sản bởi doanh thu nền kinh tế xuống dốc trì trệ.
Phân loại khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng ngân hàng: Khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi ngân hàng bị rút tiền đột ngột từ hàng loạt người gửi. Do đó, trong khoảng thời gian ngắn ngân hàng không kịp thu lại những khoản tiền đã cho vay trước đó để thanh toán cho những khách hàng đang muốn rút số tiền đã gửi.
Lúc này cuộc chạy đua thanh toán sẽ diễn ra. Khi khách hàng thấy được sự trì trệ không rút được số tiền mình đã gửi, sẽ khiến khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng.
Ví dụ: Cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra năm 1931 tại Hoa Kỳ. Khủng hoảng ngân hàng Hoa Kỳ xảy ra sau khoảng thời gian ngân hàng cho khách hàng vay, nhưng chưa đòi lại được để thanh toán cho người gửi tiền và dẫn đến vỡ nợ.
Khủng hoảng tiền tệ: Khủng hoảng tiền tệ là sự khủng hoảng mất giá của đồng tiền. Khi giá vật phẩm tăng cao và kéo dài trong khoảng thời gian dài thì đồng tiền phải bỏ ra nhiều hơn mới có thể sở hữu được sản phẩm mình muốn.
Minh chứng rõ ràng nhất cho sự khủng hoảng tiền tệ được diễn ra vào thế kỷ 17 với sự kiện khủng hoảng hoa Tulip Hà Lan, hay sự sụp đổ chứng khoán phố Wall năm 1929.
Khủng hoảng tài chính: Khủng hoảng tài chính diễn ra liên quan đến các vấn đề trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt khi các ngân hàng lớn của một quốc gia bị sụp đổ.
Một loạt những vấn đề theo chiều hướng xấu bị kéo theo ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô cùng toàn bộ những vấn đề liên quan như tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lạm phát, doanh số giảm…
Tuy nhiên khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế khác nhau bởi khủng hoảng tài chính nằm trong phạm vi hẹp trong một lĩnh vực. Còn khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo sự trì trệ của nhiều lĩnh vực và đem lại hậu quả rất nặng nề.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong lịch sử
Thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế theo từng giai đoạn trong lịch sử, điển hình như những cuộc khủng hoảng diễn ra trong các giai đoạn sau:
- Năm 1637 khủng hoảng hoa Tulip Hà Lan. Cuộc khủng hoảng này khiến nền kinh tế Hà Lan xuống dốc không phanh, đang từ cường quốc vững mạnh tụt xuống hàng thứ yếu, mở ra cơ hội cho vương quốc Anh đi lên.
- Năm 1772 khủng hoảng ngân hàng tín dụng nước Anh. Cuộc khủng hoảng này không những gây thiệt hại nền kinh tế trầm trọng cho Anh, mà còn khiến Anh mất khá nhiều thuộc địa, trong đó có Bắc Mỹ (Hoa Kỳ sau này). Cuộc khủng hoảng tạo cơ hội cho Pháp và Đức vươn lên trước Anh.
- Năm 1929 – 1933 đây là cuộc đại khủng hoảng tài chính phố Wall – Mỹ. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa Pháp, Mỹ, Anh, Đức… Ngay cả Hoa Kỳ là cường quốc vững mạnh cũng bị ảnh hưởng kinh tế giảm thiểu thiệt hại rất nhiều. Hơn hết cuộc khủng hoảng này cũng là mầm mống của chủ nghĩa Phát Xít và cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
- Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ diễn ra giữa Mỹ và các thành viên OPEC, cuộc khủng hoảng để lại hậu quả kinh tế nặng nề đặc biệt là Mỹ và liên minh của Mỹ. Cuộc khủng hoảng cũng là một phần khiến Liên Xô sụp đổ.
- Năm 1997 Việt Nam là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này lan rộng ra khắp Đông Á ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của Đông Nam Á và Đông Á.
- Năm 2007 – 2008 khủng hoảng bất động sản tại Mỹ, gây suy thoái nhiều nước và ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam bởi trong thời gian này Việt Nam vừa gia nhập WTO năm 2007. Tuy nhiên Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng từ Covid – 19
Năm 2020 kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái bởi ảnh hưởng từ loại Virus Corona chủng mới (Covid 19). Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế. Dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo theo các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị trì trệ và có nguy cơ phá sản khiến tình trạng thất nghiệp của công nhân, nhân viên tăng cao.
Theo báo cáo dựa trên khảo sát của 1200 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20 – 50% chiếm gần 29%. Chỉ 1,8% số doanh nghiệp được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh.
Cũng theo kết quả khảo sát, gần 74% số doanh nghiệp cho biết có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh Covid – 19 kéo dài 6 tháng do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng… Nhiều doanh nghiệp thực hiện khảo sát cho biết đang cắt giảm lao động (chiếm gần 39% số doanh nghiệp)
Trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid 19 đã khiến người dân hoang mang và đổ xô đi mua khẩu trang, nước sát khuẩn. Gây xuất hiện tình trạng độn giá khẩu trang và nước sát khuẩn tăng cao.
Dịch bệnh Covid 19 không những khiến kinh tế hỗn độn và còn ngây thiệt hại rất nhiều về tính mạng con người, nhiều nơi bị phong tỏa cách ly như: Phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc….. Các bệnh viện phải tăng cường nhân lực bác sĩ để chữa trị và phòng bệnh. Hàng loạt khu quân đội trở thành khu tiếp nhận các bệnh nhân bị nghi nghiễm để cách ly như: Trường quân sự thuộc bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội, quân khu 5, quân khu 7 và quân khu 9…
Với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 năm 2020 báo hiệu cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra. Tuy nhiên, tại tất cả các quốc gia đều sẽ có các biện pháp để khắc phục những thiệt hại đó và đưa nền kinh tế trở lại giai đoạn bình ổn.
Làm gì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra?
Để khắc phục tình hình khủng hoảng kinh tế xảy ra điều cần thiết nhất là xác định, dự báo nguyên nhân suy thoái kinh tế để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Năm 2020 dịch bệnh bùng phát là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ khủng hoảng kinh tế xảy ra. Trước tình trạng đó điều cần thiết nhất là người dân cần có các biện pháp khắc phục để giải quyết và khống chế dịch bệnh.
- Nâng cao ý thức xã hội, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tập trung nơi đông người để giảm thiểu tối đa sự lây nhiễm trong tình hình hiện tại.
- Hạn chế ra ngoài và chủ động tự cách ly hay khai báo y tế khi thấy bản thân có biểu hiện nhiễm bệnh.
- Trang bị kiến thức dịch bệnh và cập nhật những thông tin chính xác nhất. Không lan truyền tin giả không đúng sự thật gây hoang mang cho người dân.
- Một số doanh nghiệp đưa ra biện pháp duy trì mức thu nhập cho nhân viên ở mức thu nhập cơ bản để tránh tình trạng thất nghiệp xảy ra.
- Trong tình hình kinh tế thu nhập khó khăn người dân cũng cần tích trữ tiền mặt chi tiêu tiết kiệm để phòng ngừa trong giai đoạn khó khăn nhất.
- Đầu tư là 1 phương án tốt nếu bạn nắm được cơ hội. Xem bài viết khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì
Qua đó có thể thấy khủng hoảng kinh tế là sự suy thoái kéo theo hàng loạt khó khăn về kinh tế và đời sống người dân. Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra tại bất kỳ lĩnh vực nào. Đại dịch Covid 19 có thể báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế đang đứng trên bờ vực. Tuy nhiên thay vì quá lo lắng chúng ta cần nhận định và lên kế hoạch để khống chế dịch bệnh và rủi ro khủng hoảng kinh tế nếu diễn ra.
The post Đại dịch Covid – 19 liệu có gây khủng hoảng kinh tế năm 2020? appeared first on Game Online Miễn Phí.
Nguồn : Đại dịch Covid – 19 liệu có gây khủng hoảng kinh tế năm 2020?
Nhận xét
Đăng nhận xét